Hội chứng đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như gây đau đầu, đau cứng cổ gáy, tê bì cánh tay, hạn chế vận động vùng cổ gáy, bả vai và cánh tay,… Cách nào để giảm đau, hạn chế những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc luôn là vấn đề mà người bệnh mong mỏi.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy đó là đau cơ vùng cổ gáy, bả vai và phần lưng trên. Lúc đầu có thể chỉ đau nhẹ, khiến cho vận động ở vùng cổ gáy bị hạn chế, như không quay đầu thoải mái được, hầu như chỉ nghiêng sang trái hoặc phải chứ không thể ngoái hẳn về phía sau. Nhiều trường hợp nặng hơn có thể bị cứng cổ gáy đến mức đau không thể quay được mà phải xoay cả người. Ngoài ra, cảm giác đau còn lan xuống hai vai, xuống cánh tay, gây tê bì cánh tay, nặng tay, thậm chí cảm giác tê mỏi xuống từng ngón tay.
Ngoài triệu chứng đau, người bệnh còn có thêm triệu chứng tăng cảm giác đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn lướt rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác bì bì, tê đau một cách rõ ràng. Trường hợp nặng có thể dẫn đến rối loạn phản xạ gân xương khi bả vai và cánh tay bên đau hoặc cả hai bên tê bì, cảm giác nặng sệ vai xuống. Khi xoa bóp vùng cổ vai gáy sẽ thấy các cơ bị cứng, không mềm và linh hoạt; bóp, ấn mạnh cảm giác đau tức thấu vào tận xương. Cũng có những người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu…
Cách nào để giảm đau hiệu quả
Các chuyên gia khuyên người bị đau vai gáy nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp, luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống…
Người bệnh nên chú ý giữ cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ, nhất là khi ngồi lâu với các hoạt động như ngồi học, đọc sách hay làm việc với máy tính,… Cần chú ý không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, nên vận động, nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc. Tốt nhất khi phải ngồi trong thời gian kéo dài thì cứ mỗi 30 phút nên đứng lên, thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
Nhiều người có thói quen bẻ, lắc cổ kêu răng rắc cho đỡ mỏi, nhưng thực ra cách làm đó là hoàn toàn sai lầm, và có thể gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh cần tránh các tư thế như nhìn về một hướng quá lâu, mang vác vật nặng, hay nghiêng cổ thường xuyên về phía bị đau.
Đối với thoái hóa cột sống, đến nay Tây y vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nên ngoài những chú ý vận động như trên, khi bị đau nhiều, người bệnh có thể xoa bóp, bấm huyệt tại chỗ, hoặc chườm nóng để giảm đau. Chườm nóng có thể chỉ đơn giản với túi chườm hoặc tốt nhất là rang ngải cứu, lá lốt với muối hạt rồi bọc vào khăn hoặc túi vải để chườm, đắp lên vùng cổ vai gáy bị đau.
Để cải thiện tình trạng và điều trị bệnh, việc lựa chọn các bài thuốc Đông y luôn được đánh giá cao do điều trị bằng cách đi vào gốc bệnh. Theo quan niệm y học cổ truyền, thoái hóa cột sống do khí trệ huyết ứ tạo nên thống (tức đau). Muốn giảm đau cần bồi bồi bổ khí huyết, hành khí hoạt huyết, thư cân hoạt lạc… Các loại thảo dược như đơn châu chấu, thiên niên kiện, lá lốt, dành dành, huyết đằng, dây đau xương… đã được chứng minh tác dụng bổ can thận, thông kinh lạc từ đó giúp khí huyết lưu thông, cơ thể sẽ khỏe lên và dần khỏi hoàn toàn. Bài thuốc dựa trên các thảo dược này ngày nay đã được nghiên cứu chế biến thành các sản phẩm viên nang uống giúp người bệnh thuận tiện trong sử dụng cũng như tăng hiệu quả trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh.